image001-1.jpg

Hàng năm Cty luôn hoàn thành các chỉ tiêu về nộp ngân sách, bảo đảm môi trường, an toàn lao động và các khoản đóng góp khác cho địa phương.

Nâng cao giá trị hạt cát

Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi có trữ lượng cát nhiều nhất, chất lượng cát Khánh Hòa nổi tiếng thế giới bởi ít tạp chất, đạt tiêu chuẩn để sản xuất thủy tinh cao cấp như pha lê. Tuy nhiên, từ trước tới nay Khánh Hòa cũng như những địa phương có cát trắng chỉ biết xuất nguyên liệu thô vì vậy nguồn thu về thấp hơn giá trị thực của nó. Tận dụng những ưu đãi này, Cty Cát Cam Ranh FiCO là một trong những đơn vị được Chính phủ cấp phép cho khai thác cát nhưng chỉ để cung ứng cho thị trường sản xuất thủy tinh trong nước. Những hạt cát đã được tuyển rửa để biến chúng thành những sản phẩm pha lê cao cấp “made in Việt Nam” có uy tín và thương hiệu trên thị trường nội địa, cung cấp cho các nhà máy sản xuất thủy tinh ở Hải Phòng, Thái Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu… Và hơn 10 năm nay, những hạt cát trắng ấy đã trở thành những tấm kính nổi, tạo nên vẻ đẹp cho những công trình xây dựng khắp trong và ngoài nước.

Hoạt động chính của Cty Cát Cam Ranh là khai thác nguyên liệu cát trắng Cam Ranh, thông qua hệ thống, tuyển lọc các rác bụi , rễ cây, sau đó tiến hành phân loại hạt cát theo yêu cầu của khách hàng. Ở đây Cty sẽ phân chia ra các loại cát chủ lực, một loại cát nhỏ hơn 600 mikalomet, phục vụ chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến thủy tinh là chính, rồi sau các loại đó lại sang một loại mới nó là một loại cát nhỏ hơn 0,6mm và 0,85 mm.  Với chất lượng như vậy, sản phẩm cát trắng qua tuyển rửa của nhà máy là nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất kính xây dựng và các loại thủy tinh gia dụng khác. Hiện nhà máy đang cung cấp cát trắng cho Nhà máy kính nổi Bình Dương Viglacera và Nhà máy kính nổi VGI của Tập đoàn Nippon Sheet Glass đặt tại KCN Mỹ Xuân A.

Không chỉ vậy, Cát Cam Ranh luôn cố gắng tận thu hết tất cả mọi nguyên liệu sẵn có và sử dụng hiệu quả để nâng cao lợi nhuận và giảm tối thiểu tỷ lệ rác thải ra môi trường bên ngoài. Từ những năm 2002 trở về trước, phần thải ra ngoài gần như để hoàn trả lại môi trường, bù đắp lại một phần khối lượng cát đã được khai thác, nhưng sau này tận thu khoáng sản một cách triệt để công ty lại kết hợp với một số các ngành sản xuất khác tận dụng làm khuôn đúc. Từ năm 2006, tỉ lệ rác thải của Cty chỉ còn lại 1-2%. Đặc biệt, bằng sự nhạy bén trong kinh doanh, từ tháng 4/2014, Cty Cát Cam Ranh đã mở thêm dịch vụ vận chuyển cát đến tận nhà máy của các khách hàng bằng đường thủy nên đã tiết giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho khách hàng và tác động làm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của đơn vị.

image002.jpg

Năm 1990, Cty Cát Cam Ranh đã được Bộ Công nghiệp nặng giao mỏ cát có diện tích 226 ha, không giới hạn thời gian khai thác và cung ứng cho các đơn vị sản xuất thủy tinh trong nước. Tuy nhiên, mới đây tỉnh Khánh Hòa lại có quy hoạch phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh nên chỉ giao cho Cty quyền khai thác mỏ theo lộ trình 2 năm một mà không giao quyền sử dụng đất. Để tạo điều kiện, không gây khó khăn trong xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển của Cty, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản đồng ý chủ trương cho TCty VLXD số 1 - TNHH MTV đầu tư theo 3 giai đoạn nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cát lâu dài và hiệu quả. Cty đang tiến hành quy hoạch, khảo sát khoan thăm dò, hoàn tất các thủ tục thuê đất cho khu vực khai thác mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh năm 2015 và cho các năm về sau. Công tác quy hoạch, thiết kế, khai thác mỏ đã dần đi vào nề nếp, khoa học, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.

Đầu tư công nghệ, tăng năng suất

Từ tháng 4/2014, Cty Cát Cam Ranh đã mở thêm dịch vụ vận chuyển cát đến tận nhà máy của các khách hàng.

Từ trước năm 2002, hoạt động của Cty chủ yếu là mang tính chất giữ mỏ, bởi thời điểm ấy các nhà máy còn sản xuất thủy tinh bằng phương pháp thủ công, thị trường của mặt hàng này còn nhỏ nên nguồn cầu của cát thủy tinh thấp. Phương tiện khai thác chủ yếu là thô sơ, sử dụng sức người là chính, hạ tầng, giao thông khu vực mỏ còn khó khăn.

Năm 2002, FiCO đã đầu tư dây chuyền sàng, tuyển, rửa cát hiện đại với công suất hơn 150.000 tấn/năm cho Cty. Dây chuyền này chính thức hoạt động vào tháng 7/2002. Đây cũng là mốc đánh dấu giai đoạn chuyển đổi từ thủ công sang cơ giới hóa để nâng giá trị hạt cát trắng lên một tầm cao mới cả về chất và lượng.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 2012 Cty đã đầu tư hơn 12 tỷ đồng cho dây chuyền sàng tuyển rửa số 2, công suất 250.000 tấn/năm và xây dựng xưởng sấy cát khô, xưởng sàng phân loại cát.

Ngay từ đầu năm 2014, Ban Giám đốc Cty đã chỉ đạo tìm hiểu kỹ và nắm bắt nhu cầu thực tế của khách hàng cho sản phẩm cát, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển các sản phẩm mới, có giá trị cao hơn như: sản phẩm cát tiêu chuẩn như cát sàng, cát nghiền, cát khô, đóng bao..., Theo báo cáo, năm 2014, Cty Cát Cam Ranh FiCO đã sản xuất, tiêu thụ 250.000 tấn, đạt 83,3%, doanh thu đạt 106,500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân cho các cán bộ, công nhân viên đạt 9,5 triệu đồng, đạt 100% theo kế hoạch đề ra.

Để thực sự biến cát thành “vàng”, FiCO đã định hướng chiến lược đầu tư chế biến “sâu cát trắng” giai đoạn 2015 - 2020 tại Cty cát Cam Ranh FiCO với các sản phẩm mới là: Bột silica powder; bông sợi thủy tinh, kính tiết kiệm năng lượng...trong đó năm 2015 sẽ hoàn thành đầu tư bước 1 dây chuyền chế biến bột Silica powder có kích cỡ < 45µm công suất 55.000 tấn/năm, gia tăng giá trị sản phẩm gấp 8 – 10 lần cát trắng tuyển rửa thô hiện nay, cung cấp cho các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước và xuất khẩu.

Từ tháng 4/2014, Cty Cát Cam Ranh đã mở thêm dịch vụ vận chuyển cát đến tận nhà máy của các khách hàng.

Nhà máy khai thác tuyển rửa cát trắng Cam Ranh được xây dựng ngay tại mỏ cát trắng trên một diện tích rộng chừng 1,5ha, thuộc thôn Thủy Triều, xã Cam hải Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
 - Với trữ lượng trên 10 triệu tấn, mỏ cát Trắng Cam Ranh được đánh giá là mỏ cát có trữ lượng và chất lượng hàng đầu Châu Á.
- Sản phẩm cát trắng qua tuyển rửa trên dây chuyền thiết bị hiện đại có chất lượng rất cao, ham lượng SiO2 đạt trên 99.95%. Với chất lượng như vậy, sản phẩm cát trắng qua tuyển rửa của nhà máy là nguồn nguyên liệu cho viện sản xuất kính xây dựng và các loại thủy tinh gia dụng khác. Hiện nha máy đang cung cấp cát trắng cho Nha máy kính nổi Bình Dương Viglacera, và sắp tới cho Nhà máy kính nổi VGI là liên doanh của NSG và FICO đặt tại KCN Mỹ Xuân A.
- Sản lượng hiện nay của nhà máy trên 150.000 tấn/năm, trong tương lai, nhà máy sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất để tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Nguồn: dddn.com.vn